Tài nguyên đất không phải là vô hạn, sau một thời gian sử dụng canh tác thì đất đai sẽ bạc màu, phù sa suy giảm khiến cho chất lượng nền nông nghiệp đi xuống. Vì thế việc áp dụng các biện pháp cải tạo đất trồng là điều đặc biệt quan trọng. Dưới đây là 7 phương pháp tự nhiên giúp cải tạo đất trồng hiệu quả.
1/ Cho đất nghỉ ngơi và để ải sau khi thu hoạch
Sau mỗi vụ thu hoạch, bạn hãy làm sạch cỏ ở khu vườn và xới đất lên rồi để phơi nắng từ 3-5 ngày. Mục đích là cho đất có thời gian nghỉ ngơi sau một vụ trồng trọt, giúp cho đất trồng thông thoáng và hấp thu được nhiều lượng oxy, khí Nitơ trở nên tơi xốp hơn.
Bên cạnh đó, việc phơi nắng như vậy sẽ làm nhiệt độ của đất tăng cao và có thể diệt trừ được nhiều mầm mống bệnh gây hại cho cây trồng.
2/ Biện pháp cày xới đất
Đối với đất trồng rau màu thì biện pháp làm đất, cày tơi tầng đất mặt, bón hữu cơ và đánh rãnh nước nhằm tăng cao độ phì nhiêu, thông thoáng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có những hạn chế đối với đất bạc màu như chỉ cày xới khi bón phân, làm cỏ, nếu quá lạm dụng sẽ làm đất mất nước, hệ vi sinh vật đang phục hồi sẽ chết.
3/ Sử dụng phân bón hữu cơ
Biện pháp cuối cùng để bổ sung sự thất thoát dinh dưỡng và cải tạo đất bạc màu, đó là bổ sung bằng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân xanh,… Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại phụ phẩm trong quá trình canh tác như: rơm, rạ, than bùn,… Lưu ý khi sử dụng loại phân bón này nên ủ kỹ để hạn chế vi khuẩn và nấm lưu tồn.
- Phân bò: Với những khu đất trồng bị bạc màu bạn nên dùng phân bò đã qua xử lý để cải tạo đất. Loại phân này giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Trộn theo tỷ lệ 1 bao phân bò 10dm3 + 1 bao đất tribat 10dm3, sử dụng được khoảng 5 thùng xốp.
- Phân cá: Trong quy trình cải tạo đất thoái hóa, phân cá không chỉ là nguồn đạm hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học mà còn cung cấp hàm lượng đa, trung và các vi chất thiết yếu. Bạn chỉ cần trộn trực tiếp phân cá vào đất hoặc phun, xịt sẽ giúp đất trở nên tơi xốp hơn và giàu dinh dưỡng hơn.
- Phân trùn quế: Đây được xem là biện pháp cải tạo đất vườn đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn lấy từ 5 – 6 kg phân trùn quế đã qua phơi khô rồi trộn với đất, sau đó gieo hạt mầm để trồng. Cây trồng sẽ được bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cực lớn, khỏe mạnh; đất vườn luôn có độ ẩm, tơi xốp.
4/ Biện pháp thủy lợi
Biện pháp quan trọng trong cải tạo và tận dụng tài nguyên nông nghiệp là biện pháp thủy lợi, đặc biệt trong vấn đề đất đai bạc màu. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, thủy lợi không chỉ mang ý nghĩa cung cấp nước mà còn rửa phèn ở vùng phèn tự nhiên Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau… đẩy mặn và trữ nước ở mùa khô.
Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện đặc tính lý hóa trong đất, cải thiện độ tơi xốp đất mặt, tăng tính kết dính của cơ cấu đất, hệ vi sinh vật đất phát triển tốt hơn, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng cần thiết được tốt hơn.
5/ Biện pháp luân canh
Luân canh cũng là một biện pháp đặc biệt được chú ý để hạn chế việc tận thu một số hoạt chất cần thiết cho cây như trồng xen một vụ màu và hai vụ lúa, một vụ lúa và một vụ màu (vùng không chủ động được nước tưới). Khuyến khích luân canh các loại cây trồng họ đậu như đậu phộng (đất cát pha), đậu tương, đậu xanh,… vì quá trình phát triển, chúng có khả năng cố định đạm trong không khí qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Sau khi thu hoạch, người sản xuất chỉ nên thu lấy thành phẩm và để lại phần thân, rễ và được cày xới lên. Những phần thừa này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau, đặc biệt là đạm.
6/ Biện pháp che phủ đất
Đối với đất đồi trọc, bạc màu thì biện pháp che phủ đất nhằm hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại phát triển. Quản lý cỏ trong vườn cây ăn trái đang là vấn đề được quan tâm trong đối phó biến đổi khí hậu vì có thể đảm bảo rễ cây không bị úng trong tình hình mưa bão kéo dài, hệ vi sinh vật hoạt động tốt.
Đồng thời, che phủ đất còn tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt. Một số loại cây che phủ tốt cho đất như: lạc dại, hàn the ba lá, muồng lá tròn, súc sắc, cốt khí,…
Trồng cây che phủ đất giúp cải tạo đất trồng
7/ “Làm phiền” đất càng ít càng tốt
Chất lượng của đất bắt đầu bằng một nguyên tắc cơ bản: Không “làm phiền” đất. Đất là nơi neo giữ các bộ rễ nuôi dưỡng cây trồng. Nhưng nó cũng là nơi sinh sống của các vi sinh vật có lợi.
“Dưới chân chúng ta là một thế giới diệu kỳ bao gồm hàng tỷ vi sinh vật đã hoạt động trong đất từ hàng triệu năm nay”, Ohlson nói. “Hệ sinh thái trong đất cung cấp cho cây trồng nguồn dinh dưỡng, nước và các biện pháp phòng vệ chống lại hóa chất, bệnh tật và côn trùng”.
Thay vì đào hố sâu hay đánh luống để trồng cây, Ohlson đề nghị giữ lại cấu trúc của đất một cách nguyên vẹn nhất có thể. Có thể chọc những lỗ nhỏ để gieo hạt hoặc đào hố với kích thước vừa phải khi trồng cây.
Vấn đề sử dụng phân bón hóa học đã làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên trong đất canh tác, giảm độ phì nhiêu trong đất, từ đó, hạn chế năng suất. Chính vì vậy, muốn hạn chế tình trạng này và đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm hơn nữa theo nhu cầu thị trường cũng như phát triển nông nghiệp một cách bền vững, cần áp dụng và phối hợp nhiều biện pháp cải tạo đất để mang đến hiệu quả tối ưu nhất.
Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
- Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường