Trong đất tồn tại rất nhiều loại vi sinh vật, có những loại tốt và cũng có những loại gây hại cho cây trồng. Một số loại nấm, vi khuẩn có hại có thể gây ra các vấn đề điển hình cho cây như còi cọc, vàng lá, héo và chết. Vậy làm thế nào để có thể xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn? Cùng theo dõi kinh nghiệm được chia sẻ từ chuyên gia nông nghiệp của chúng tôi nhé.
1. Tìm hiểu đặc điểm của nhóm nấm vi khuẩn gây bệnh trong đất
Nấm và vi khuẩn gây bệnh trong đất khó phát hiện và cũng không dễ trị. Muốn tìm ra được cách xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn thì trước tiên, chúng ta phải hiểu về đặc điểm cũng như phương thức tấn công của chúng.
1.1. Vi khuẩn
Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Chúng có thể lan truyền qua cây trồng nhờ vào gió, nước, côn trùng và thậm chí là qua cả dụng cụ chăm sóc cây. Đặc biệt, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua những vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở phần rễ, thân. Sau khi đã xâm nhập vào cây trồng, chúng sẽ tấn công vào mạch dẫn và di chuyển theo mạch dẫn làm hư bó mạch. Từ đó, cây không thể vận chuyển nước cũng như chất dinh dưỡng làm cho cây bị héo dần và chết.
Tốc độ xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, độ ẩm của đất và nhiệt độ môi trường. Điều kiện lý tưởng để chúng phát triển nhanh là khi độ ẩm đất cao, nhiệt độ trong khoảng 24-38 độ C. Tại Việt Nam, các chủng vi khuẩn trong đất gây hại cho cây trồng thường gặp gồm có: các chi Ralstonia, Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.
1.2. Nấm
Cần xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn ngay khi phát hiện, tránh tình trạng để lâu sẽ rất khó tiêu diệt chúng. Nấm có đặc điểm hình thái như sau:
- Cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh. Một tập hợp nhiều sợi nấm sinh trưởng tạo thành tản nấm là thể dinh dưỡng của nấm.
- Sợi nấm gồm sợi đơn bào và sợi đa bào, có màu hoặc không màu. Chiều rộng của sợi nấm biến động trong khoảng 0,5-100 µm, phần lớn từ 5-20 µm.
- Nấm có thể tồn tại trong đất thời gian rất dài, kể cả khi không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng. Có nhiều phương thức để nấm bệnh xâm nhập vào cây như sau: Sclerotinia, Sclerotium lây bệnh vào thân cây, Septoria, Colletotrichum lây bệnh lên lá trong điều kiện để ẩm, Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp,…
Khi nấm bệnh tấn công cây trồng làm cho phần rễ và các tế bào mạch dẫn của cây mất khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ giá thể. Các triệu chứng thường gặp khi đất bị nhiễm nấm khá giống nhau, cụ thể là cây héo vàng, còi cọc và chết dần. Khoảng nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển tốt nhất là 25-28 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 5-10 độ C, cao nhất là 35 độ C, pH 6-6,5. Do đó, đa phần các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con người.
2. Cách xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn mang lại hiệu quả cao
Hiện nay, để xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi cách làm lại có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, đặc điểm gây hại mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp.
2.1. Biện pháp canh tác trị nấm vi khuẩn trong đất
Biện pháp canh tác là cách xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn được bà con nông dân áp dụng phổ biến hiện nay. Bao gồm vệ sinh đồng ruộng, bón phân, chọn giống, làm đất.
2.1.1. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng
Trước và sau khi thu hoạch canh tác, bạn đều cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, bằng cách thu dọn, tiêu hủy tàn dư thực vật, làm sạch cỏ dại. Bởi vì đây là những nguồn dễ lưu tồn nấm, vi khuẩn. Bên cạnh đó, hãy nhỏ bỏ và tiêu hủy những cây trồng có triệu chứng nhiễm bệnh, tránh để lây lan qua những cây khác.
2.1.2. Chọn giống cây chất lượng cao
Muốn xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn thì bạn nên chọn giống kháng, giống có chất lượng tốt. Tuyệt đối không dùng hạt giống có mầm bệnh. Trước khi đem trồng, cần xử lý hạt giống bằng nước nóng 50 độ C trong vòng 25-30 phút để tiêu diệt hết mầm bệnh. Đồng thời, luân canh cây trồng khác họ để hạn chế bệnh hại sinh sôi nảy nở.
2.1.3. Sử dụng phân bón phù hợp
Nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục có nhiều vi sinh vật đối kháng để bón lót, hạn chế nguồn bệnh. Dùng cân đối N-P-K, không nên bón nhiều phân đạm cho rau. Khi bệnh hại đang phát triển mạnh thì cần ngưng bón phân đạm. Trước khi trồng cây và xử lý đấy thì tiến hành bón vôi.
2.1.4. Chú trọng khâu làm đất
Khâu làm đất cần được chú trọng, nếu bạn muốn xử lý nấm vi khuẩn trong đất. Đất trồng phải đảm bảo các tiêu chí là tiêu thoát nước tốt, có độ tơi xốp. Nếu đất quá ẩm thì hãy đào rãnh quanh luống để nước thoát xuống mương. Cách này sẽ giúp làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây khác trong vườn. Vào mùa mưa, nếu lứa cây trồng trước đó đã nhiễm bệnh thì trước khi gieo trồng từ 15-20 ngày bạn nên đặt những tấm nhựa lên đất. Sau đó, bón vôi vào đất và cuốc lật phơi đất thêm vài ngày để ánh nắng mặt trời làm nóng đất và giết chết vi sinh vật gây bệnh.
2.2. Biện pháp hóa học xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn
Nhiều người cho rằng, biện pháp hóa học giúp xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn rất tốt. Tuy nhiên, quan điểm này lại không đúng. Vì các tác nhân gây bệnh tồn tại chủ yếu trong lòng đất, xâm nhiễm gây hại ở vùng rễ, cổ rễ thân sát mặt đất nên việc sử dụng thuốc hóa học đem lại hiệu quả thấp. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh hại nặng bạn có thể sử dụng một số loại thuốc phun như: Rovral, Ridomil MZ, Viroval, Hạt vàng, Carbendazim, Benlat, Aliette, Ridomil, Phosacide, Streptomycine 50 – 200ppm, Kasumin, Starner,… để tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế lây lan bệnh hại.
2.3. Biện pháp sinh học xử lý nấm vi khuẩn trong đất
Trong số các cách xử lý đất bị nấm vi khuẩn thì biện pháp sinh học luôn được đánh giá cao, nhờ độ an toàn và hiệu quả mang lại. Một trong số những sản phẩm sinh học hàng đầu được bà con nông dân sử dụng rộng rãi là Trichoderma. Trichoderma mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như sau:
- Tiêu diệt, khống chế và ngăn ngừa các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh hại.
- Bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên cho đất tơi xốp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi tồn tại và phát triển nhanh chóng.
- Kích thích quá trình tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây sau khi bị vi sinh vật tấn công
- Tăng độ tơi xốp, độ mùn, độ phì nhiêu cho đất trồng. Từ đó, giúp cây sinh trưởng nhanh hơn.
- Tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Tăng nguồn lợi nhuận cho bà con nông dân, giảm chi phí canh tác.
Trichoderma xử lý đất trồng bị nấm, vi khuẩn hiệu quả, an toàn
Xử lý đất trồng bị nấm vi khuẩn sẽ không còn là vấn đề khó khăn, nếu các bạn áp dụng những biện pháp mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật các kiến thức về nông nghiệp nhé.
Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
- Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường