Những lợi ích của ong trong lĩnh vực nông nghiệp

nhung-loi-ich-bat-ngo-tu-ong-1

Ong là loại côn trùng rất có ích đối với cuộc sống của con người. Không chỉ có lợi ích trong thực phẩm và trong làm đẹp và tiềm năng của ong còn được khai thác rất nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ. Cùng chúng tôi tìm hiểu lợi ích của ong trong lĩnh vực nông nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.

1/ Những lợi ích của ong

Các sản phẩm từ ong mà được con người khai thác nhiều đó là mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa,…Trong đó, sản phẩm từ ong phổ biến nhất có thể kể đến đó là mật ong, mật ong được sử dụng như là thực phẩm giúp ích cho sức khỏe con người ví dụ như chữa ho, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng như một sản phẩm làm đẹp nhờ công dụng trị mụn, dưỡng da, làm mềm da, tẩy tế bào chết,…

Bên cạnh những lợi ích trên, giá trị của ong trong nông nghiệp cũng rất được chú trọng. Trong nông nghiệp ong có vai trò rất quan trọng trong canh tác tự nhiên, khi mang lại lợi ích cho việc thụ phấn cây trồng. Chính nhờ loài côn trùng này mà nhiều loài cây được thụ phấn, tăng khả năng đậu quả.

Ở một khía cạnh khác, ong chính là loài thiên địch có ích trong các mô hình nông nghiệp hữu cơ, một số loài ong có thể tiêu diệt các loài côn trùng gây hại giúp hạn chế được việc dùng hóa chất trong nông nghiệp.

nhung-loi-ich-bat-ngo-tu-ong-1

2/ Tăng khả năng thụ phấn cho cây trồng

Đối với nhiều loài thực vật, muốn thụ phấn thành công phải nhờ đến gió và côn trùng, trong đó côn trùng chiếm một vai trò rất lớn. Ngoài các loài thụ phấn cho cây trồng như bướm, bọ cánh cứng thì ong được coi như một loài côn trùng thụ phấn chính cho cây trồng.

Một số loại ong giúp thụ phấn cho cây trồng như: Ong nghệ, ong đục gỗ, ong mồ hôi, ong thợ hồ, ong polyester, ong bí đỏ,…Mỗi một loài ong trên có tập tính khác nhau nhưng chúng sống chủ yếu dựa vào mật và phấn hoa của cây trồng. Tùy vào mỗi loại cây có đặc trưng về màu sắc và mùi hương khác nhau mà có các loại ong khác nhau đến thụ phấn.

Tham gia thụ phấn cho cây là tác động rất tự nhiên của mọi loài ong khi đến với hoa để hút mật và lấy phấn. Trong quá trình chui vào nhụy hoa để lấy mật hay gom hạt phấn, vô tình con ong đã dính theo những hạt trên người, trên chân, trên cánh rồi mang đến hoa khác. Các hạt phấn đó rơi vào nhụy hoa khác, tạo nên sự tiếp xúc cho hạt phấn và đầu nhụy hoa.

Các con ong đầy lợi ích, giúp mang phấn hoa từ cây này sang cây khác giúp cây thụ phấn cho hoa cái tạo nên quả và hạt. Nếu không có sự thụ phấn thì số hoa và quả trên cây sẽ không nhiều. Con người đã sớm phát hiện ra hiện tượng giao lưu này mà hình thành ý tưởng nuôi ong để thụ phấn cho cây trồng.

Kết quả nghiên cứu, theo dõi của nhiều nhà nông nghiệp và nhà nuôi ong đã khẳng định cây trồng có ong tham gia thụ phấn sẽ đem lại năng suất quả hạt tăng lên đáng kể. Chẵng hạn như hoa hướng dương mà có ong tham gia thụ phấn năng suất có khi tăng 47% – gần gấp rưỡi năng suất vườn không có ong thụ phấn. Người ta còn nghiệm ra rằng có ong thụ phấn, cây trồng còn có khả năng tăng phẩm chất sản phẩm, hạt nặng hơn, quả to hơn và chất lượng khá hơn.

3/ Trở thành loài thiên địch tiềm năng

Ngoài những loài thiên địch phổ biến trong nông nghiệp như: nhện, bọ rùa, kiến, muồm muỗm, bọ đuôi kìm, bọ ngựa,… thì ong cũng là loài côn trùng góp vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ cây trồng.

Bên cạnh lợi ích thụ phấn cho cây trồng thì ong cò có tiềm năng trong nông nghiệp hữu cơ. Một số loài ong trở thành thiên địch bởi đặc điểm tập tính ăn các loài côn trùng khác của chúng, nhờ đó mà tiêu diệt được các loài côn trùng gây hại và góp phần hạn chế sử dụng hóa chất trong canh tác.

nhung-loi-ich-bat-ngo-tu-ong-2

Những loài ong thiên địch nhiều lợi ích có thể kể đến đó là: Ong ký sinh sâu non, ong ký sinh hình đèn lồng, ong bắp cày ký sinh, ong cự vàng ký sinh sâu đục thân, ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá, ong kiến ký sinh,…Mỗi loại ong ký sinh trên sẽ ký sinh trên một loại côn trùng gây hại khác nhau.

  • Ong ký sinh hình đèn lồng: Chúng ký sinh bằng cách chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Chúng cắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài.
  • Ong bắp cày ký sinh trên nhện: Chúng làm tê liệt con nhện bằng cách dùng độc tố của mình tiêm vào con mồi và đẻ trứng vào thân nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn, ấu trùng ong sẽ ăn thịt con nhện và sống trong bụng con nhện 35 ngày để lột xác.
  • (Hình 3)
  • Ong cự ký sinh sâu non: Đây là một loài ong chuyên săn mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu Rivula atimeta, sâu đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thân bướm cú mèo và sâu đo.
  • Ong kiến ký sinh: Các loài ong này có ngoại hình rất giống kiến. Con cái thường không có cánh, đôi cựa trước giống như cái kìm adùng để giữ chặt mồi. Con đực có cánh. Chúng thường xuất hiện ở ruộng lúa nước, tấn công bọ rầy xanh và bọ rầy nâu.

Có thể thấy vai trò của ong rất đa dạng đối với đời sống con người và đặc biệt là đời sống cây trồng. Bên cạnh lợi ích về sức khỏe đối với con người, ong còn là loài côn trùng hữu ích trong nông nghiệp về công tác thụ phấn cây trồng cũng như đóng vai trò thiên địch. Vì vậy, việc bảo vệ, nhân nuôi ong cần được phát huy và tuyên truyền rộng rãi.

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *