Bạn có biết ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau?

Ánh sáng chính là điều kiện cần cho cây trồng sử dụng CO2 và nước để tạo nên các hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau là điều mà rất nhiều người làm nông nghiệp thắc mắc? Mọi người thường chỉ biết đến khả năng giúp cho cây quang hợp của ánh sáng mà còn chưa biết đến những tác động khác cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cùng tìm hiểu những yếu tố của ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của rau qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau?

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau? Với rau nói riêng và những loại cây xanh nói chung, chúng sẽ quang hợp qua thân, lá nhờ có các diệp lục tố. Cụ thể, cây trồng sẽ sử dụng CO2 và nước để tạo nên các hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng để phát triển. Ánh sáng chính là điều kiện cần cho phản ứng sinh hóa này diễn ra.

Ánh sáng chính là điều kiện cần cho cây trồng sử dụng CO2 và nước để tạo nên các hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng
Ánh sáng chính là điều kiện cần cho cây trồng sử dụng CO2 và nước để tạo nên các hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng

Bên cạnh đó, ánh sáng còn tác động đến toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây rau, từ lúc nảy mầm đến khi lớn lên rồi chết đi. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến cây trồng về mặt sinh khối. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi giống cây mà khả năng tiếp nhận cường độ ánh sáng sẽ không giống nhau. Căn cứ vào điều đó, người ta phân loại cây thành các nhóm để tạo điều kiện ánh sáng phù hợp cho chúng phát triển tốt nhất. Về cơ bản, nguồn cung cấp ánh sáng cho rau bao gồm:

1.1. Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng ảnh hưởng đến rau như thế nào? Nguồn ánh sáng mà cây trồng nhận được chủ yếu là từ tự nhiên, từ mặt trời. Theo nghiên cứu, bước sóng ánh sáng phù hợp cho thực vật phát triển nằm trong khoảng 400-700nm. Trong đó:

  • Ánh sáng bước sóng thấp với dải màu tím và xanh lam kích thích sự sinh trưởng về chiều cao và sinh khối của thực vật.
  • Ánh sáng bước sóng cao với dải màu đỏ cam vàng có khả năng kích thích cây trồng ra hoa.

1.2. Ánh sáng nhân tạo

Có một thực tế, không phải khu vực trồng rau nào cũng có thể đón nắng, cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết để cây phát triển. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rau cho mọi gia đình, người ta đã tạo ra nguồn ánh sáng nhân tạo. Bằng việc lắp đặt các loại đèn LED với màu sắc khác nhau, phù hợp với quá trình phát triển của từng loại rau cụ thể.

2. Tìm hiểu các yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến rau

Đến đây, các bạn đã hiểu được vấn đề ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau rồi phải không? Tuy nhiên, không phải cây có ánh sáng sẽ tự động sinh trưởng tốt mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của ánh sáng. Đó là:

2.1. Bước sóng ánh sáng tác động tới sự sinh trưởng của rau

Như đã trình bày ở trên, bước sóng ánh sáng phù hợp cho sự phát triển của thực vật là 400-700nm. Nhưng quá trình quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Trong đó, ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh lam, kích thích sản sinh axit amin và protein. Còn ánh sáng có bước sóng dài như đỏ, cam, vàng thúc đẩy quá trình trồng ra hoa, đậu quả.

Bước sóng ánh sáng phù hợp cho sự phát triển của thực vật là khoảng 400-700nm
Bước sóng ánh sáng phù hợp cho sự phát triển của thực vật là khoảng 400-700nm

2.2. Thời gian chiếu sáng thích hợp cho từng giống rau

Yếu tố thời gian ánh sáng ảnh hưởng đến rau như thế nào? Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của hầu hết các loại rau. Nếu thời gian chiếu sáng càng dài thì hàm lượng carbohydrate hình thành trong quá trình quang hợp sẽ lớn hơn và ngược lại. Mỗi giống rau sẽ yêu cầu thời gian chiếu sáng riêng.

2.2.1. Nhóm rau yêu cầu thời gian chiếu sáng dài (6-8h/ ngày)

Rau bắp cải, cà rốt, cải thảo, su hào, cải bông, cải củ, rau diếp, hành tỏi, cải cúc, rau dền, mồng tơi, mướp, rau muống, bí đỏ, tía tố, thì là, húng chanh,… là những giống rau cần được chiếu sáng khoảng 6-8h/ ngày. Như vậy, mới có thể đảm bảo điều kiện cho cây phát triển nhanh và sớm cho thu hoạch.

2.2.2. Nhóm rau yêu cầu thời gian chiếu sáng trung bình (4-6h/ ngày)

Các loại rau như: Cà chua, cà tím, ớt, đậu ăn hạt, bí xanh, mướp đắng,… yêu cầu thời gian chiếu sáng không quá nghiêm khắc. Bạn có thể trồng chúng trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hay ngày dài đều được.

2.2.3. Nhóm rau yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn (3-4h/ ngày)

Với loại đậu ăn trái non, diếp cá, xà lách, khoai lang, rau ngót, rau mầm, bầu bí, dưa hấu, dưa leo,… ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng biểu hiện rất rõ rệt. Cụ thể, nếu bạn đảm bảo thời gian chiếu sáng đầy đủ thì sản lượng rau sẽ tăng và ngược lại.

2.3. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau?

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau? Cường độ hiểu đơn giản mức độ mạnh, yếu của ánh sáng. Cường độ ánh sáng thường đi đôi với quang chu kỳ. Trường hợp ánh sáng ảnh hưởng đến cây trồng với cường độ quá mạnh thì cây sẽ bị thiêu đốt và héo úa. Còn nếu cường độ ánh sáng quá yếu thì cây lại không thể phát triển bình thường. Vì vậy, bạn cần chú ý tới yếu tố này để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Cường độ ánh sáng và nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây khác nhau.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của rau
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của rau

2.3.1. Giống rau ưa sáng mạnh

Dưa hấu, dưa gang, bí đỏ, đậu, cà tím, cà chua,… Với những giống cây này, bạn nên trồng với mật độ thưa, không trồng xe kẽ cùng những loại cây khác và không trồng khu vực có nhiều bóng râm.

2.3.2. Giống rau ưa sáng trung bình

Bao gồm cải củ, rau ăn lá, cải bắp, hành tỏi, su hào,… đa phần là các loại rau thuộc vụ Đông Xuân là những cây trồng ưa râm mát. Cho nên, bạn hãy trồng chúng ở những chỗ có bóng râm. Nếu trồng ở nơi có ánh nắng trực tiếp thì sẽ dẫn đến tình trạng lá vàng, cây kém phát triển.

2.3.3. Giống rau ưa sáng yếu

Phần lớn là các loại rau có hình thái thấp, bộ rễ phát triển ở tầng đất mặt nông, dùng để trồng xen như xà lách, rau diếp, cải thìa, tần ô, gừng,…

2.4. Xác định hướng ánh sáng để chọn vị trí trồng rau

Dù bạn trồng rau ở bất cứ khu vực nào như vườn, sân thượng, ban công hay sân nhà thì cũng cần xác định hướng ánh sáng phù hợp. Bởi hướng ánh sáng ảnh hưởng tới sự phát triển của rau khá nhiều.

2.4.1. Hướng Đông dành cho rau cần ánh sáng bình thường

Hướng Đông chỉ có ánh nắng vào một vài tiếng của buổi sáng. Bạn nên chọn loại rau mà có nhu cầu ánh sáng trung bình và đặt tháp rau, chậu rau gần lan can để có thể được nắng nhiều nhất; phía lưng nắng thì trồng những cây ưa bóng.

2.4.2. Hướng Tây dành cho rau ưa ánh sáng trung bình

Ngược lại với hướng Đông, khu vực trồng rau hướng Tây cung cấp một lượng ánh sáng khá tốt vào đầu giờ chiều và ánh sáng này sẽ nóng hơn buổi sáng. Bạn nên chọn những loại rau chịu được nắng gắt; phía lưng nắng thì có thể trồng những cây ưa bóng.

Hướng Tây cung cấp một lượng ánh sáng khá tốt cho rau vào đầu giờ chiều
Hướng Tây cung cấp một lượng ánh sáng khá tốt cho rau vào đầu giờ chiều

2.4.3. Hướng Nam dành cho rau cần ánh sáng mạnh

Trồng rau hướng Nam sẽ giúp cây hấp thụ được ánh sáng nhiều nhất. Ngay cả khi các tháp rau, chậu rau được đặt cách xa lan can thì chúng vẫn nhận được lượng ánh sáng đầy đủ để sinh trưởng và phát triển. Nếu bạn có ý định trồng cây ưa nắng như dưa hấu, dưa gang, bí đỏ, đậu, cà tím, cà chua,… thì chắc chắn nên chọn hướng Nam.

2.4.4. Hướng Bắc dành cho cây ưa bóng râm

Trong các hướng thì hướng Bắc là nơi cung cấp ít nắng nhất, bạn nên tìm trồng các loại cây ưa bóng. Hoặc bạn có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo bằng cách lắp đặt những bóng đèn led phù hợp.

3. Cách xử lý để trồng được rau ở những nơi ít ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới rau và hầu hết các giống rau đều ưa ánh sáng. Vậy với những khu vực ít ánh sáng như có mái che, có tường vây bao quanh, lan can cao,… thì bạn phải xử lý như thế nào, để có thể đảm bảo sự phát triển của những cây rau?

3.1. Xác định mức độ bóng râm che phủ khu trồng rau

Việc đầu tiên, bạn cần thực hiện trước khi tiến hành trồng rau ở khu vườn ít ánh sáng là xác định mức độ bóng râm che phủ. Cụ thể, thời gian chiếu sáng mà rau có thể nhận được là khoảng bao nhiêu tiếng; cường độ ánh sáng mạnh, trung bình hay yếu. Từ đó, xác định loại rau thích hợp cho từng khu vực bóng râm. Bởi có một số giống câu chỉ chịu được ánh nắng vừa phải trong ngày. Chúng có thể cháy lá, chết khô nếu nắng quá gắt; hoặc héo úa nếu không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày.

3.2. Ưu tiên trồng những giống rau ưa bóng râm

Chọn lựa giống rau ưa bóng là một giải pháp lý tưởng với những khu vườn ít nhận được ánh sáng mặt trời. Gợi ý cho các bạn một số loại rau trồng cần ít ánh sáng như là: Cải bó xôi, bông cải, củ cải đỏ, nấm, xà lách, tỏi, bắp cải, ngòi bí, cà rốt, khoai tây, củ dền,… Ngoài ra, bạn nên kết hợp khéo léo các cây theo cấu trúc tầng để khu vườn bừng sáng hơn.

3.3. Cung cấp đầy đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng cho rau

Khu vườn bị che khuất bởi mái che, tường vây, các công trình xây dựng xung quanh,… nên lượng ánh sáng mặt trời ít. Dẫn đến khả năng trao đổi chất của những cây này diễn ra chậm hơn so với các cây được trồng ở nơi đủ nguồn ánh sáng. Vì thế, bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như độ ẩm cần thiết để cây phát triển bằng cách:

  • Phủ một lớp phân bón hữu cơ hoặc một lớp đất mùn để cung cấp chất dinh dưỡng đều đặn cho cây.
  • Không nên bón phân hoặc tưới nước quá thường xuyên, tránh tình trạng cây bị úng nước và hỏng gốc.
  • Thay vì cải tạo đất để trồng giống rau mình thích thì hãy chọn loại cây phù hợp với chất đất của khu vườn.
Phủ một lớp phân bón hữu cơ trước khi tiến hành trồng rau
Phủ một lớp phân bón hữu cơ trước khi tiến hành trồng rau

4. Ngoài ánh sáng, còn những yếu tố gì ảnh hưởng đến rau?

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau? Rau chịu nhiều tác động từ ánh sáng nhưng ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như độ ẩm, nhiệt độ, đất và chất dinh dưỡng.

4.1. Độ ẩm không khí và độ ẩm đất

Độ ẩm không khí và độ ẩm đất trồng tác động đến toàn bộ giai đoạn sinh trưởng của cây. Từ quá trình nảy mầm của hạt giống, ra hoa kết hạ đến chất lượng và năng suất rau. Đồng thời, độ ẩm còn liên quan đến vấn đề phát sinh sâu bệnh và bảo quản hạt giống.

4.2. Nhiệt độ phân chia các giống rau cho từng vùng

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của cây rau. Nhìn ở phạm vi rộng, nhiệt độ tạo ra các khu vực khí hậu khác nhau và cũng từ đó, phân biệt các giống rau cho từng vùng. Mỗi loại rau sẽ sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt độ nhất định. Ví dụ như sau:

  • Rau bắp cải, su hào, cải trắng, củ cải phát triển tốt ở nhiệt độ 13-15 độ C, nếu trên 27 độ C cây sẽ chết.
  • Rau xà lách cuốn, rau diếp, ngò tây, cải canh phát triển tốt ở khoảng 16 độ C , chúng có thể chịu được khi mức nhiệt thấp tầm 7 độ C.
  • Các loại đậu đỗ, bầu bí, cà chua, ớt phát triển tốt ở 15-30 độ C.

4.3. Đất trồng yêu cầu đầy đủ các chất dinh dưỡng

Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến rau và đất trồng cũng vậy. Đất là nơi bộ rễ rau phát triển, giúp giữ chặt cây. Đất tốt để trồng rau cần có đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu nước, có độ pH phù hợp với từng loại rau. Trong đó, pH là chỉ độ chua, độ kiềm của đất. Độ chua của đất được chia ra: pH – 4 rất chua; 5 chua; 6 hơi chua; 7 trung bình; 7,5 kiềm yếu; 8 và trên 8 là kiềm. Phần lớn các giống rau tại Việt Nam ưa đất trung tính, pH trên dưới 7.

4.4. Chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của rau

Rau mặc dù là cây trồng ngắn ngày nhưng lại tạo ra sản lượng cao nên cần lượng chất dinh dưỡng rất lớn. Các chất dinh dưỡng này nếu chỉ lấy từ đất là không đủ, khi trồng rau bạn phải bổ sung bằng các loại phân bón. Nhóm các chất dinh dưỡng cơ bản gồm có đạm, lân, kali và nguyên tố vi lượng.

  • Đạm (N): Đây là chất cấu tạo nên protein. Rau thiếu đạm thì lá sẽ bị vàng, cây chậm lớn, rễ mềm, quả bé đi. Thừa đạm thì cây lại bị vóng, mềm và dễ bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, đạm chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu, thời điểm cây chuẩn bị ra hoa thì phải ngừng bổ sung đạm.
  • Lân (P): Lân giúp rễ cứng cáp, phát triển mô dày chống lốp đổ và chuyển hóa chất hữu cơ. Nó còn rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới như ra mầm non, đẻ nhánh, phân cành, đậu quả. Rau có khả
  • năng chịu lạnh, chịu nóng hay không là do lân ảnh hưởng đến lưu động chất nguyên sinh. Đồng thời chất dinh dưỡng này còn giúp cây chống chịu được sâu bệnh và sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.
    Kali (K): Kali có tác dụng trong việc vận chuyển và tích lũy đường, giúp cây tăng cường hút nước, chống chịu hạn, chống nóng, chịu lạnh tốt hơn. Hàm lượng kali trong đất, dù là đất thịt hay đất cát đều đủ để cung cấp cho cây sinh trưởng bình thường. Ngoài ra, trong phân chuồng, phân xanh cũng có nhiều kali.
  • Các yếu tố vi lượng: Canxi, đồng, kẽm, sắt, bo,… là những yếu tố vi lượng cần thiết để cây rau phát triển tốt. Mặc dù, những chất này chiếm hàm lượng không cao nhưng không thể thiếu đối với quá trình sinh trưởng của cây trồng. Do đó, bên cạnh việc cung cấp N, P ,K cho vườn rau của mình bạn đừng quên bổ sung cả các chất vi lượng để cây phát triển toàn diện.

Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến rau? Câu trả lời cho thắc mắc này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết này. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn cần được giải đáp liên quan đến việc trồng và chăm sóc cây trồng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *