Cần làm gì để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng hữu cơ

can-lam-gi-de-co-the-cung-cap-day-du-chat-dinh-duong-cho-cay-trong-huu-co2

Nông nghiệp hữu cơ chính là việc canh tác mà không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tổng hợp hay vật liệu biến đổi gen nào. Tất cả chỉ dựa vào việc tận dụng các yếu tố tự nhiên để hình thành một hệ sinh thái khép kín. Điều này đặt ra một bài toán đó chính là làm thế nào chỉ sử dụng phân bón hữu cơ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. Vậy chúng ta cần phải làm gì để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng hữu cơ.

1/ Nitơ (đạm)

Là một trong 3 chất dinh dưỡng chính có vai trò quan trọng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Chức năng của N trong cây như thành phần cấu tạo clorophyll (diệp lục tố) nhờ đó mà cây quang hợp tạo năng lượng và tổng hợp carbon. Nó cũng còn là thành phần của các axitamin, một khuôn đúc sẵn để hình thành nên các chất proteins. Đạm có thể bị mất một cách dễ dàng từ sự lọc qua đất (sự rửa trôi) hoặc sự bay hơi, nếu nó không được giới hạn vào vật chất hữu cơ.

Một nguồn đạm quan trọng là sự cố định nguyên tố từ khí quyển thông qua hoạt động của vi khuẩn (vi khuẩn Rhizobia) được cộng sinh với các loài cây đang trồng nào đó, đặc biệt là cây họ đậu.

can-lam-gi-de-co-the-cung-cap-day-du-chat-dinh-duong-cho-cay-trong-huu-co1

Cung cấp đạm hiệu quả bằng cách nào?

  • Người sản xuất có thể gián tiếp sử dụng nguồn nitơ trong không khí thông qua hoạt động cố định nitơ của vi khuẩn sống cộng sinh trong rễ, tạo nên các nốt sần hoặc sống tự do trong đất. Với khoảng hơn 600 loài cây có vi sinh vật sống cộng sinh có khả năng đồng hóa Nitơ thuộc nhiều họ khác nhau nhưng phổ biến nhất là cây họ đậu như cỏ ba lá, đinh lăng, đậu phộng, đậu nành,…
  • Với vai trò quan trọng đó, người sản xuất hữu cơ có thể trồng xen canh, luân canh, trồng bờ vườn làm hàng rào các loại cây họ đậu. Tuy nhiên để đạt mức cung cấp đạm cao nhất, người sản xuất cần thường xuyên cày xới đất, duy trì độ ẩm hợp lý,…
  • Bên cạnh đó, phân hữu cơ dễ phân hủy cũng có thể cung cấp lượng lớn đạm cho cây trồng. Tuy nhiên người sản xuất nên đa dạng nguồn phân hữu cơ và cân bằng tỉ lệ C/N trước khi bón, vì đạm dễ thất thoát nếu phân hủy nhanh và ngược lại cây trồng sẽ thiếu đạm nếu phân hủy quá chậm.
  • Cuốc xới cải thiện độ thông thoáng đất và khuyến khích các vi sinh vật đất hoạt động để huy động đạm từ chất hữu cơ trong đất
  • Tưới nước để phục hồi hoạt động của vi khuẩn ở những nơi đất khô
  • Kết hợp đưa vào đất vật liệu hữu cơ dễ phân hủy có thể tạo ra một lượng lớn đạm phóng thích vào trong đất.

2/ Lân

Đóng vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất có sử dụng năng lượng trong cây, kích thích ra rễ, giúp cây cứng chắc chống chịu được sâu bệnh hại, kích thích ra hoa tạo quả của cây.

Cây trồng hấp thu lân dưới dạng P2O3 (lân dễ tiêu) nhưng hàm lượng này trong đất ở nước ta rất thấp. Trung bình 2-4 mg trong đất đồi, 3-4 mg đối với đất đỏ bazan, 2-8 mg đối với đất phèn,…

Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do lân dễ tiêu khi vào đất sẽ kết tủa với các ion Mg2+, Ca2+, Al3+ trong đất. Do đó, để cung cấp ổn định lân trong canh tác hữu cơ cần:

  • Điều chỉnh độ pH đất thích hợp 6 – 6,5. Vì ở độ pH dưới 5 hay phèn hoạt động, đất sẽ phóng thích ion kim loại nặng kiềm giữ lân dễ tiêu.
  • Bón lót lân nung chảy trước khi trồng cây để cung cấp chậm lân cho đất, hạn chế được sự kết tủa.
  • Đối với lân dạng quặng như apatit, phosphorit nên kết hợp với vi khuẩn Thiobacillus và phân ủ hoai, phân động vật để tăng tối đa hiệu quả.
  • Khuyến khích rễ phát triển để cải thiện sự hấp thụ lân. Làm tăng nhanh sự phát triển của rễ bằng cách làm tăng mức độ vật chất hữu cơ trong đất. Ví dụ, che phủ đất cùng với các vật liệu che phủ, (trong điều kiện khí hậu khô).
  • Trồng các cây có rễ ăn sâu
  • Ẩm độ đất là yếu tố thiết yếu để tạo ra phân dễ tiêu cho cây trồng.
  • Tốt nhất là trồng các cây họ đậu mà nó đã thích ứng với các điều kiện của địa phương.
  • Cải thiện điều kiện phát triển cho vi khuẩn Mycorrhiza.

3/ Kali

Kali đóng vai trò điều tiết, chuyển hóa và đồng hóa năng lượng tạo năng suất và chất lượng nông sản, tham gia cân bằng cổng trao đổi chất, quá trình quang hợp, giúp cây giữ nước, hạn chế đổ ngã, tăng khả năng chịu rét,…

Kali trong tự nhiên thường liên kết với keo đất và rất khó bứt ra để cây trồng hấp thu. Dạng kali dễ tiêu hơn được tìm thấy trên hạt keo sét và chất mùn. Để đảm bảo lượng kali cho đất, người sản xuất cần:

  • Che phủ đất bằng thực vật nhằm hạn chế kali rửa trôi và tăng cường sự trao đổi kali đối với rễ cây, hạn chế sự kiềm giữ.
  • Đảm bảo tái sinh các tàn dư cây trồng (đặc biệt là rơm) và phân động vật có chứa hàm lượng kali.
  • Che phủ đất cùng với lớp phủ

4/ Các dinh dưỡng đa lượng và vi lượng

Cây trồng cần một số chất dinh dưỡng để chúng phát triển mạnh khỏe. Nhìn chung, các dinh dưỡng được đưa vào nhóm đa lượng có nghĩa nó được yêu cầu số lượng đáng kể (như đạm, lân, kali, canxi,…) và nhóm vi lượng được yêu cầu chỉ một lượng rất nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng, (như kẽm, mangan, sắt vv…).

Phân bón hữu cơ luôn chứa đầy đủ số lượng của tất cả các dinh dưỡng được yêu cầu và chúng ở trong một kết cấu cân bằng. Do đó, các trường hợp có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng riêng lẻ hầu hết có thể được ngăn chặn bằng cách bón phân ủ, phân động vật và các nguồn hữu cơ khác.

can-lam-gi-de-co-the-cung-cap-day-du-chat-dinh-duong-cho-cay-trong-huu-co2

5/ Cung cấp dinh dưỡng bằng cách quản lý vật chất hữu cơ

Người canh tác hữu cơ nên áp dụng một số biện pháp để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng liên tục từ vật chất hữu cơ trong đất như:

  • Vật liệu hữu cơ đầu vào khác nhau: Số lượng và chất lượng của vật chất hữu cơ được bón vào đất ảnh hưởng tới hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Cung cấp vật chất hữu cơ đều đặn tạo điều kiện tốt nhất cho dinh dưỡng cây trồng được cân bằng.
  • Luân canh cây trồng phù hợp: Các cây đang trồng quyết định lượng dinh dưỡng đất cần để bảo toàn độ màu mỡ của nó. Nông dân sắp xếp luân canh theo cách cung và cầu của dinh dưỡng.
  • Khuyến khích sự tác động của dinh dưỡng: Làm đất canh tác cải thiện sự thông thoáng và làm tăng hoạt động của các vi sinh vật đất. Nông dân có thể tác động tới quá trình phóng thích dinh dưỡng từ mùn bằng việc làm đất vào những thời điểm thích hợp, tới độ sâu thích hợp, cường độ làm đất và mức độ thường xuyên thích hợp.

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *