Hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất

chu trình hoạt động của hệ vi sinh vật

Vai trò của hệ vi sinh vật trong đất cũng quan trọng y như hệ vi sinh vật trong ruột người, góp phần củng cố sức khỏe cho đất trồng. Vi sinh vật trong đất là một hệ sinh thái phức tạp được hình thành qua nhiều quá trình sinh học, vật lý và hoá học. Các vi sinh vật này có trách nhiệm cho các chức năng quan trọng như sự hấp thu chất dinh dưỡng và các tín hiệu quan trọng để phát triển cây trồng.

1/ Hệ vi sinh vật liên kết cùng phát triển

Vi sinh vật này là nguyên nhân chính giúp đất đai màu mỡ bằng cách hút và phân hủy các chất vô cơ, tổng hợp nên các chất hữu cơ. Và khi các vi sinh vật đó chết đi, một lượng các chất hữu cơ được tích lũy lại. Vi sinh vật dị dưỡng nhờ các chất hữu cơ đó mà sống. Sau đó các thực vật bậc thấp như tảo, rêu, địa y bắt đầu mọc trên tầng chất hữu cơ đầu tiên đó. Khi lớp thực vật này chết đi, các vi sinh vật dị dưỡng sẽ phân hủy chúng giúp lớp chất hữu cơ trong đất càng thêm phong phú.

chu trình hoạt động của hệ vi sinh vật

Bên cạnh đó hệ vi sinh vật tạo nên thức ăn cho các động vật nhỏ như giun, nhuyễn thể, côn trùng. Chúng cũng thải ra các chất hữu cơ và khi chết đi cũng là một nguồn hữu cơ lớn cho vi sinh vật và thực vật phát triển. Các loại sinh vật tác động lẫn nhau trong những điều kiện môi trường nhất định như độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, năng lượng mặt trời, độ pH, nồng độ oxy khuếch tán trong đất,… tạo thành một hệ sinh thái đất bền vững.

2/ Sự phân bố của hệ vi sinh vật

Trong đất vi sinh vật bao gồm vi khuẩn chiếm 90%, xạ khuẩn chiếm 8%, vi nấm 1% và còn lại là tảo, nguyên động vât. Sự phân bố vi sinh vật đất chủ yếu theo:

  • Chiều sâu đất: Nhiều nhất thuộc về tầng đất mặt 0-20 cm vì tập trung rễ, oxi, chất dinh dưỡng , ẩm độ và nhiệt độ thích hợp. Càng xuống sâu, do điều kiện thiếu oxy nên vi khuẩn kị khí càng phát triển. Khu vực rễ sẽ có lượng vi khuẩn phát triển tốt hơn do bản thân rễ cây cũng có khả năng tiết ra các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật và làm đất thoáng khí, giữ được độ ẩm
  • Loại đất: Tùy vào điều kiện dinh dưỡng, đất, khoáng chất, pH mà có tỉ lệ phân bố khác nhau. Đất lúa, do tình trạng thiếu oxy kéo dài nên chỉ có một lớp mỏng vi sinh vật, vi sinh vật háo khí như cố định đạm rất ít. Ở đất trồng màu, cây ăn trái thì ngược lại, tỉ lệ giữ vi khuẩn háo khí trên kị khí luôn cao hơn 1.

3/ Mối quan hệ giữa các vi sinh vật

Trong quá trình phát triển của vi sinh vật, chúng có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và được chia làm 4 loại quan hệ

  • Quan hệ ký sinh: là vi sinh vật sống ký sinh trên vi sinh vật hay cây trồng, hoàn toàn ăn bám và gây hại cho vật chủ. Như các loại virus sống ký sinh trong tế bào vi khuẩn hoặc một vài loài vi khuẩn sống ký sinh trên vi nấm. Các loại vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh (có lợi) thường hay bị loại thực khuẩn thể ký sinh và tiêu diệt.
  • Quan hệ cộng sinh: là quan hệ hai bên cùng có lợi, bên này không thể thiếu bên kia trong quá trình phát triển. Ở vi sinh vật, người ta ít quan sát thấy quan hệ cộng sinh. Tuy nhiên vẫn có loại vi sinh vật có thể áp dụng trong việc cải tạo đất, tăng độ phì như Rhizobium (cố định đạm trên cây họ đậu)
  • Quan hệ hỗ sinh: là quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải có nhau mới sống được như quan hệ cộng sinh. Thường được tìm thấy trong sự sống của vi sinh vật vùng rễ.
  • Quan hệ đối kháng: là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau giữa hai nhóm vi sinh vật. Loại này thường tiêu diệt loại kia hoặc hạn chế quá trình sống của nó. Ví dụ điển hình là vi khuẩn Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh.

vai trò hệ vi sinh vật đất

4/ Tác dụng của hệ vi sinh vật

Vi sinh vật có tác động rất lớn đến sự hấp thu nhanh hay chậm các sản phẩm phân bón, dù là vô cơ hay hữu cơ. Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan …Phân hữu cơ có chứa một lượng lớn vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật phân giải xenlulozo, protein,… Khi bón phối hợp các loại phân vô cơ với phân hữu cơ sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật lên từ 3 – 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần.

Hệ vi sinh vật trong đất rất đa dạng và phong phú, chúng góp phần quan trọng trong quá trình hình thành đất, quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ, chu trình chuyển hóa các hợp chất quan trọng, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, đất cũng là môi trường chứa đựng các vi sinh vật có hại, gây bệnh cho Động-Thực vật. Việc tận dụng và kết hợp hợp lý các biện pháp canh tác sẽ có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của những “bộ máy tí hon” được hiệu quả hơn nhằm tăng cao năng suất và chất lượng nông sản.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *