Tìm hiểu về bệnh nấm đất hại cây trồng và biện pháp phòng trừ

Rễ của cây bị bệnh thối gốc

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiệt hại nghiêm trong sản xuất nông nghiệp chính là bệnh nấm đất hại cây trồng. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh và làm thế nào có thể phòng trừ được bệnh nấm đất hại cây trồng? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của nấm đất hại cây trồng

Nấm đất hại cây trồng là loại nấm có cơ quan sinh trưởng phân nhánh, dạng sợi. Thể dinh dưỡng của chúng là một tản nấm được tạo thành từ nhiều sợi nấm đơn bào (không có màng ngăn) và đa bào (có màng ngăn) tập hợp lại với nhau. Thể sợi của nấm có thể có nhiều màu khác nhau hoặc không màu.

  • Về kích thước: Nấm đất hại cây trồng có chiều dài biến động theo điều kiện dinh dưỡng cũng như loại nấm, chiều rộng dao động trong khoảng từ 0.5µm đến 100µm (chủ yếu là từ 5 – 20 µm).
  • Về nhiệt độ: Nấm có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao nhất là 35°C và thấp nhất là 5 – 10 °C, lý tưởng nhất là khoảng nhiệt độ 25 – 28 °C.
  • Về độ pH: Độ pH thích hợp nhất để phát triển của nấm là 6 – 6.5.

Dù có hay không có cây ký chủ thì loại nấm này vẫn có thể tồn tại một thời gian rất dài bên trong đất nhờ các bào tử trứng, hậu bào tử, hạch nấm, sợi nấm và các bào tử có vách dày trên tàn dư cây trồng hoặc trong đất.

Khi vùng đất nấm bệnh đang xâm nhiễm có cây trồng, chúng sẽ tấn công rễ cũng như các tế bào mạch dẫn, khiến cây không thể hút chất dinh dưỡng hay nước từ giá thể. Đây là lý do vì sao các triệu chứng bệnh do nấm gây ra phần lớn rất giống nhau, đều còi cọc, héo vàng và chết cây.

Một số bệnh gây ra bởi nấm đất hại cây trồng

Cây bị thối gốc, rễ

Là loại bệnh do nấm Phoma ligam gây ra, phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ thấp (khoảng 15°C) và độ ẩm trong không khí, đất cao. Bà con có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, trên gốc hoặc thân cây sẽ xuất hiện những vết nứt màu đen. Sau một thời gian thì trên lá cây cũng bắt đầu xuất hiện những mảng đốm tròn nhỏ màu nâu. Vết thối trên gốc hoặc thân sẽ dần lan rộng ra, bao lấy toàn bộ phần thân cây trên mặt đất, khiến chúng héo úa rồi đổ gãy.
Rễ của cây bị bệnh thối gốc
Rễ của cây bị bệnh thối gốc
  • Kích thước cây nhiễm bệnh sẽ nhỏ hơn những cây cùng giống khỏe mạnh khác.

Thối nhũn

Thối nhũn là tình trạng lá, thân cây dần bị trũng xuống, mọng nước và thối nhũn đi theo thời gian. Dấu hiệu bệnh đầu tiên thường xuất hiện trên lá cây, sau đó chuyển dần lên cuốn lá rồi lan ra toàn bộ cây.

Cây bị bệnh thối nhũn
Cây bị bệnh thối nhũn

Điều kiện phát triển mạnh của bệnh: Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng từ 27°C đến 30°C.

Bệnh sương mai

Bệnh sương mai xuất hiện ở cây trồng do sự tấn công xuyên suốt từ lúc nhỏ đến lớn của nấm Peronospora parasitica, phát sinh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và mát mẻ từ 10 – 15 °C.

Lá của cây trồng bị bệnh sương mai
Lá của cây trồng bị bệnh sương mai

Dấu hiệu nhận biết bệnh: Xuất hiện trên lá cây những đốm nhỏ màu nâu và vàng.

Lở cổ rễ

Bệnh lở cổ rễ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, dễ lây lan sang cây trồng khác thông qua các tiếp xúc của lá.

Triệu chứng của loại bệnh này rất dễ nhận biết, bà con chỉ cần quan sát phần lá, thân cây gần đất, nếu thấy xuất hiện các vết lõm màu nâu sẫm thì có thể kết luận cây đã nhiễm bệnh.

Phần lớn cây trồng khi bị lở cổ rễ đều rất yếu ớt, nhanh héo, thân nhỏ, dễ chết sau khi trồng.

Sưng rễ

Sưng rễ là bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae W gây ra trên cả rễ bên lẫn rễ chính. Cây trồng khi nhiễm bệnh này sẽ có dấu hiệu rễ sưng phồng với nhiều kích thước khác nhau (tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh).

Bệnh sưng rễ do nấm đất hại cây trồng Plasmodiophora brassicae W gây ra
Bệnh sưng rễ do nấm đất hại cây trồng Plasmodiophora brassicae W gây ra

Các triệu chứng nhận biết:

  • Cây còi cọc, sinh trưởng chậm.
  • Lá bị héo, đổi màu vào buổi trưa nắng và trở lại bình thường khi trời chuyển mát. Trường hợp nặng thì lá sẽ luôn rũ xuống và dần chết đi.
  • Khả năng chống chịu, hút dinh dưỡng và nước của rễ cây bị giảm sút.

Biện pháp phòng trừ nấm đất hại cây trồng

Biện pháp canh tác

Tiến hành vệ sinh đồng ruộng

Trước khi canh tác hoặc sau khi thu hoạch bà con cần chú ý làm sạch cỏ dại, tiêu hủy, thu dọn tàn dư thực vật cũng như thu thổ, tiêu hủy những cây trồng đang có biểu hiện nhiễm bệnh bởi đây là nguồn lây lan cốt yếu nhất.

Làm đất

Công tác làm đất đòi hỏi phải đạt các tiêu chí về độ tơi, xốp cũng như tiêu thoát nước. Nếu đất đang trong tình trạng quá ẩm, bà con hãy đào rãnh xung quanh luống rau để tạo đường thoát nước. Điều này sẽ góp phần giúp làm chậm quá trình lây bệnh giữa các cây trồng.

Đất trồng cần tơi, xốp và tiêu thoát nước tốt
Đất trồng cần tơi, xốp và tiêu thoát nước tốt

Nếu vụ rau trước đó bị nhiễm bệnh thì trước khi gieo trồng vụ tiếp theo (từ 15 – 20 ngày), bà con cần xử lý, loại bỏ các vi sinh vật có hại, đặc biệt là các tác nhân gây bệnh trong tầng đất bề mặt bằng cách làm nóng, tăng độ pH của đất. Cụ thể, hãy thêm vôi vào đất, sau đó cuốc lật và phơi trong vài ngày.

Mật độ trồng

Nên trồng với mật độ vừa phải để giảm bớt độ ẩm khi lá giao tán.

Phân bón

  • Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh để bón cho rau.
  • Không nên bón quá nhiều phân đạm, cần sử dụng một cách cân đối N-P-K.
  • Khi bệnh đang phát triển, bà con cần ngưng bón phân đạm.
  • Trước khi trồng phải bón vôi cho đất.
  • Trước khi xuống giống phải xử lý đất thật kỹ với các loại thuốc gốc đồng.
    Nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã hoai mục, có chứa nhiều vi sinh vật có tính đối kháng nhằm hạn chế nguồn bệnh.

Về giống

  • Trồng luân canh những loại cây khác họ.
  • Sử dụng giống kháng (là giống cây trồng mang gen chịu đựng hoặc chống dịch hại).
Sử dụng giống kháng để tăng khả năng chống nấm bệnh gây hại
Sử dụng giống kháng để tăng khả năng chống nấm bệnh gây hại
  • Không sử dụng những hạt giống được lấy từ nơi có mầm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh.
  • Cần xử lý hạt giống với nước nóng 50°C trong thời gian 25 phút.

Biện pháp cơ giới vật lý để phòng trừ nấm đất hại cây trồng

  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng cây để phát hiện cây bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Cần hạn chế tưới nước để tránh sự lây lan của nấm bệnh.
  • Trong quá trình trồng trọt, chăm sóc cần tránh làm tổn thương rễ.

Biện pháp sinh học

Bón vào đất những chế phẩm từ nấm Trichoderma Bacillus trước khi trồng.

Biện pháp hóa học giúp phòng trừ nấm đất hại cây trồng

Vì các tác nhân gây bệnh chủ yếu tồn tại trong đất nên các biện pháp hóa học thường không thể hiện tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh hại nặng, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc phun như: Benlat, Carbendazim, Hạt vàng, Viroval, Ridomil, Rovral,… (đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra); Phosacide, Ridomil, Aliette,… (đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra).

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã làm rõ về các bệnh nấm đất hại cây trồng cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp bà con chăm sóc tốt cây trồng, nâng cao chất lượng mùa vụ. Nhớ theo dõi chúng tôi thường xuyên để được cập nhật các kỹ thuật mới nhất trong nông nghiệp nhé.

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *