Tìm hiểu về loài sâu xám gây hại cho cây trồng

Chắc hẳn những ai làm nông nghiêp đều không xa lạ gì với loài sâu xám gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những đặc điểm cũng như cách phòng trị loài sâu này. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại sâu xám gây hại cho cây trồng qua bài viết dưới đây nhé.

Sâu xám là gì?

Sâu xám có tên khoa học là Agrotis ipsilon là một loài bướm đêm trong họ Noctuidae xuất hiện trên toàn thế giới. Ấu trùng là loài bướm đêm này gây hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp, chúng phá hoại và ăn gần như tất cả các loại rau xanh và nhiều loại cây ngũ cốc, ở Việt Nam chúng phổ biến gây hại ở cây ngô.

Một số thông tin về loài sâu xám:

ên khoa học Agrotis ipsilon
Tên gọi khác Black cutworm, greasy cutworm, floodplain cutworm, ipsilon dart
Loài (species) A. ipsilon
Chi (genus) Agrotis
Họ (familia) Noctuidae
Bộ (ordo) Lepidoptera
Lớp (class) Insecta
Ngành (phylum) Arthropoda
Giới (regnum) Animalia
Vòng đời 50-60 ngày
Kích thước Sâu trưởng thành thân dài 20-25mm

Đặc điểm nhận diện sáu xám

Cách nhận diện sâu xám

Trứng: vòng đời 4-11 ngày, có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0.5mm, trứng mới đẻ có màu trắng sữa sau chuyển sang hồng nhạt, màu đen đến nâu.

Sâu non: vòng đời 22-34 ngày, có màu đen nâu, có hai sọc hai bên và đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa. Đầu đen tuyền, có hai điểm trắng. sâu xám dài khoảng 37 – 47mm.

Nhộng: vòng đời 9-13 ngày, khi sâu non trưởng thành chúng chui xuống đất để hóa nhộng, nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

Sâu xám trưởng thành: vòng đời 2-4 ngày, là một loài bướm (ngài đêm) có thân dài 20-25mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác.

Dấu hiệu nhận biết sâu xám tấn công cây trồng

Sâu xám tấn công nhiều loài cây trồng khác nhau ở mọi giai đoạn phát triển, các cây non là đối tượng yêu thích nhất của chúng. Những loại cây thường bị sâu xám tấn công như là: các loại rau xanh, ngô, bông vải, cây họ đậu, cà chua, đậu phộng, khoai tây, tỏi, lúa, lúa miến, dâu tây, củ cải đường…

Sâu xám gây hại cây trồng
Sâu xám gây hại cây trồng
  • Sâu xám non mới nở sống ở trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá.
  • Sâu tuổi 2, ban ngày sâu ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây, ban đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non tạo thành vết thủng vừa đủ cho sâu chui vào bên trong.
  • Sâu từ tuổi 3 – 4 trở đi gây hại nặng, cắn đứt ngang thân cây kéo xuống đất.
  • Đối với cây trưởng thành có thân đã cứng (như cây ngô có 7 – 8 lá) sâu sẽ đục vào thân gần sát gốc ăn phần non mềm ở giữa làm thân cây bị héo và chết.
  • Các sâu lớn đào hang trong đất để tránh ánh sáng ban ngày và trồi lên khỏi mặt đất vào ban đêm để ăn gốc cây, đối với cây non có thể bị kéo hẳn xuống đất.
  • Thân cây có thể bị sâu cắt rời ở sát mặt đất, gây tổn hại các mô cây đang phát triển, khiến cây không thể phát triển hoặc chết đi.
  • Sâu xám cũng có thể đào hang trong thân cây, khiến cây héo úa và cây trưởng thành bị đổ rạp.

Cách phòng và trị loài sâu xám gây hại cây trồng

Phòng sâu xám bằng biện pháp canh tác

  • Đồng ruộng cần được vệ sinh sạch sẽ, xử lý cỏ dại và tiêu hủy tàn dư thực vật trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
  • Tưới nước ngập ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo 3-5 ngày nếu có thể.
  • Bỏ hoang đất sau khi thu hoạch khoảng vài tuần trước khi trồng cây cho mùa vụ mới.
  • Cày đất phơi ải để tiêu diệt trứng và nhộng. Làm đất kỹ, sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
  • Luân canh cây trồng: Sau vài vụ trồng cây trồng cạn thì luân canh 1 vụ các loại cây trồng ưa nước như lúa, rau muống, rau cần… để tiêu diệt nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.

Quản lý sâu xám bằng biện pháp sinh học

  • Sâu xám có nhiều loài thiên địch như các loài ong bắp cày ký sinh, ruồi và các loài ăn thịt khác như châu chấu.
  • Các loại thuốc sinh học diệt sâu bọ có gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis, vi-rút Nucleopolyhedrosis và nấm Beauveria bassiana là biện pháp khống chế số lượng quần thể sâu xám một cách hiệu quả.
  • Bẫy bướm trưởng thành bằng bả chua ngọt khống chế quần thể sâu.
  • Cách làm bẫy: 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Dùng rẻ nhúng vào hỗn hợp rồi cắm trên ruộng. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần nữa. Sâu xám sẻ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết.

Phòng trị sâu xám bằng thuốc hóa học

Khi mật độ sâu cao, khó có thể kiểm soát bằng các biện pháp sinh học hay bắt bằng tay thì bà con có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu chuyên dụng để diệt loài sâu xám gây hại này như:

Dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H; Vibasu 10G; Furadan 3G; Regent 3G

Các sản phẩm hóa chất có chứa hoạt chất: chlorpyrifos, cypermethrin, beta-cypermethrin, deltamethrin, lambda-cyhalothrin có thể được sử dụng để kiểm soát số lượng quần thể của sâu xám.

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *