Tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui3

Các loại cây ăn quả có múi được trồng nhiều ở nước ta như cam, chanh, bưởi, quýt… đây là những loại cây ăn quả thuộc vùng nhiều đới, cho năng suất cao và giá trị kinh tế lớn. Đây cũng là những loại cây phải đối mặt với sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh hại. Cùng chúng tôi tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại bệnh hại trên cây có múi

1. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư là một trong những loại bệnh hại trên cây có múi thường gặp, bệnh do nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides hoặc cả 2 gây ra.

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui1

Triệu chứng:

Trên cánh hoa vết bệnh có màu nâu cam, làm rụng hoa để lại cuống và đài hoa. Trên trái, vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào và có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử có nấm màu đen.

Bệnh thán thư thường phát sinh ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hay khô hạn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

2. Bệnh sẹo

Bệnh sẹo (còn gọi là bệnh ghẻ, ghẻ nhám, ghẻ lồi…) do tác nhân là nấm Elsinoe fawcetti gây nên.

Triệu chứng:

  • Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Bệnh nặng khiến lá vàng và rụng sớm.
  • Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai).
  • Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết.

Điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh là vào mùa mưa, nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, độ ẩm cao. Bệnh phát triển vào mùa xuân, tăng dần vào mùa hạ, thu và đến mùa đông khô hanh thì ít và ngừng hẳn.

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui2

3. Bệnh ghẻ lõm

Bệnh do nấm Phyllosticta citricarpa gây ra. Biểu hiện bệnh là trên lá vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu hơi lõm, sau lớn dần có viền màu nâu đậm, bên trong vết bệnh có màu trắng xám, giữa vết bệnh và mô lá khỏe có quầng vàng. khi nặng nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình dị dạng.

Trái bị nhiễm bệnh rất sớm nhưng thường đến lúc trái đạt kích thước tối đa hoặc trái bắt đầu vào giai đoạn chín (lên da lươn) bệnh mới có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui3

4. Bệnh vàng lá thối rễ

Bệnh vàng lá thối rễ cũng là một trong những loại sâu bệnh hại trên cây có múi thường gặp, bệnh do nấm Furarium solani gây ra. Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất hay bị ngập nước.

Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, chất lượng trái kém và bị rụng sớm. Cây có thể chết nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu ở trên lá bắt đầu vàng thì dưới rễ cây đã bị tổn thương. Ban đầu rễ bị thối từ chóp rễ và lan dần vào trong. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu, rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây khiến cho cành bị chết khô.

Các loại sâu hại trên cây có múi

1. Bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon)

Bọ xít xanh là một trong những loại sâu hại thường gặp trên cây có múi, thành trùng có màu xanh lá cây, bóng, chiều dài cơ thể khoảng 20 – 22 mm, rộng 15 – 16 mm. Kim chích hút dài đến cuối bụng, rìa ngực trước có 2 gai nhọn, hai bên mép bụng có rìa răng cưa. Chính giữa mặt bụng có một đường nổi rõ rệt.

Thời điểm hoạt động mạnh của thành trùng là vào sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt, bọ xít ẩn mình trong các tán lá.

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui4

Sau khi nở ấu trùng thường sống tập trung quanh ổ trứng, sau đó phân tán đến các trái khác để gây hại.

Cả thành trùng và ấu trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Nếu trái bị hại khi còn nhỏ thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm; nếu trái lớn bị tấn công thì có thể bị thối do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Một con Bọ xít trong một ngày có thể gây hại trên nhiều trái.

2. Sâu đục trái

Đây là một trong những loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây có múi, hiện nay có 2 loài sâu đục trái phổ biến là Prays citri (chỉ gây hại phần vỏ trái) và Citripestis sagittiferella xuất hiện gây hại cây có múi, đặc biệt là cây bưởi.

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui5

Sâu đục vỏ trái Prays citri: gây hại từ khi trái còn rất nhỏ. Sâu gây hại nhiều vào giai đoạn trái non, trên những loại trái có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng gây hại phổ biến nhất trên cây bưởi.

Sâu đục trái Citripestis sagittiferella: Sâu non sau khi nở đục thẳng vào vỏ trái và đùn phân ra ngoài. Sâu có thể gây hại ở tất các giai đoạn phát triển của trái. Sâu càng lớn càng đục sâu vào ăn phần thịt bên trong, lỗ đục là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm và gây hại.

3. Ngài chích trái

Ngài chích trái có 4 loài Eudocima salaminia; Othreis fullonia; Ophiusa coronata; Rhytia hypermnestra. Chúng tấn công gây hại bằng cách châm vòi hút trực tiếp vào trái để hút dịch.

4. Sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella, chúng gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào các đợt ra đọt non trong mùa khô. Bướm thường hoạt động về đêm, trứng đẻ ở mặt dưới lá gần gân chính của các đọt non.

tong-hop-cac-bien-phap-phong-tru-sau-benh-tren-cay-co-mui6

Sâu non mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần nhu mô của lá tạo thành đường ngoằn ngoèo dưới lớp biểu bì, mỗi khi ăn tới đâu chúng sẽ bài tiết phân tới đó, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Lá bị hại thường nhỏ, dị dạng ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi

Để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây có múi, bà con thực hiện một số biện pháp sau:

  • Chọn cây giống sạch bệnh.
  • Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.
  • Làm cỏ vườn tạo điều kiện thông thoáng cho vườn. Thoát nước cho vườn trong mùa mưa lũ.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên để loại bỏ sớm những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây mới.
  • Sử dụng phân bón hợp lý.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài các biện pháp vừa nêu ở trên các bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm dịch trùn quế Aqua Fish1 của công ty TNHH SXTM DV Đại Cường.

– AQUA FISH1 dùng phun tưới giúp bổ sung tổ hợp vi sinh vật có ích trực tiếp cho cây trồng.

– Giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển cho cây trồng bằng phương pháp hữu cơ, chuyển hóa chất hữu cơ khó hấp thụ thành dễ hấp thụ.

– Giúp tăng khả năng ra hoa, đậu quả, chắc hạt, sáng trái, năng xuất cao, phục hồi cục nhanh sau thời kỳ thu hoạch. Giúp hạn chế tối đa về sâu bệnh của cây trồng

– AQUA FISH1 dùng tưới gốc giúp: cố định đạm, cung cấp axit amin nhằm cải tạo và giải độc đất, phân giải lân khó tiêu.

– Giúp ổn định nguồn đất, cây trồng không bị chai cứng thoái hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh, phát triển bộ rễ mạnh của cây. Phòng ngừa tuyến trùng và một số nấm bệnh gây hại cho bộ rễ, tăng hữu cơ và phì nhiêu cho đất.

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *