Cách ủ lá cây thành phân bón hữu cơ giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao

Phân hữu cơ

Nếu biết cách tận dụng những thứ tưởng chừng bỏ đi như lá cây bạn cũng có thể tạo ra loại phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng mà không phải tốn tiền đi mua. Dưới đây là phương pháp ủ lá cây thành phân bón hữu cơ chúng tôi vừa đề cập. Cùng tìm hiểu nhé.

Thế nào là phân hữu cơ

Phân hữu cơ là phân chứa trong nó các hợp chất dinh dưỡng, được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ. Người ta thường làm phân từ phân của động vật, than bùn, các phế phẩm trong nông nghiệp như cách ủ lá cây khô, cành khô, ủ tro trấu hoặc rác thải.

Phân hữu cơ
Phân hữu cơ

Đây là loại phân bón khá bổ biến trong nông nghiệp vì nó rất tốt cho rau. Bản thân chúng chứa rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự phát triển và sinh trưởng của các giống cây trồng. Năng suất thu hoạch cũng đạt kết quả cao hơn. Một điều đặc biệt của phân hữu cơ nữa là nó có thể tự phân hủy, khi ngấm xuống đất còn bổ sung thêm vi chất cho đất. Hoàn toàn không gây hại đến môi trường sống.

Vai trò của phân hữu cơ

Để các giống cây trồng có thể phát triển, sinh trưởng tốt thì ngoài việc có được giống cây năng suất, đảm bảo hệ thống nước tưới, đất trồng màu mỡ. Thì không thể không kể đến sự đóng góp của các loại phân hữu cơ. Chúng mang đến nhiều công dụng trong việc trồng trọt và dần dần đóng vai trò quan trọng hơn.

  • Cách ủ lá cây khô thành phân hữu cơ rất tiện có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp cải thiện chất lượng đất trồng, đất tơi xốp, giữ nước và thoáng khí hơn.
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng có lợi vào đất, đất vì thế mà trở nên màu mỡ, giàu dinh dưỡng hơn. Cây trồng hấp thu dễ dàng dinh dưỡng hơn, phát triển mạnh mẽ, khỏe hơn, xanh tươi. Đồng nghĩa với việc năng suất thu hoạch vì thế cũng có được hiệu quả cao.
  • So với phân vô cơ, phân hữu cơ qua cách ủ lá cây khô sẽ không làm đất bị bạc màu sau khi sử dụng một thời gian.
  • Đảm bảo an toàn cho các giống cây trồng, sản phẩm khi thu hoạch sẽ không chứa chất độc hại, hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho gia đình
  • Sử dụng phân hóa học làm các thành phần trong phân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, còn phân hữu cơ hoàn toàn loại bỏ được điều đó.

Các loại phân hữu cơ

Dựa trên thành phần mà người ta chia ra làm 4 loại phân hữu cơ cơ bản. Đây cũng là những loại khá quen thuộc với bà con nông dân.

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống có thành phần chủ yếu được tạo nên từ chất thải của động vật, phế phẩm trong ngành nông nghiệp, phân xanh… Hàm lượng hữu cơ của loại truyền thống này chiếm khoảng hơn 22% trong thành phần.

Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh

Về cơ bản, thành phần của phân hữu cơ vi sinh cũng giống như phân hữu cơ truyền thống. Tuy vậy thì loại này lại chứa nhiều chất vi sinh hơn, rất có lợi cho sự phát triển của rau. Ngay khi được bón vào đất, các vi sinh hoạt động rất nhanh, len lỏi ngấm dễ dàng vào đất.

Phân hữu cơ sinh học

Thành phần của phân hữu cơ sinh học có chứa thêm than bùn. Điều khác so với 2 loại phân ở trên là phân hữu cơ sinh học được sản xuất theo công thức và dựa trên quy trình công nghiệp. Khi được bán ra thị trường, loại này có chứa các hợp chất sinh học như: Humin, Axit amin, Axit humic…

Phân hữu cơ khoáng

Người ta tạo ra phân hữu cơ khoáng bằng cách trộn phân hữu cơ sinh học lẫn với phân vô cơ. Giúp bổ sung lượng khoáng cần thiết cho đất, đất tơi xốp và cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Phân hữu cơ khoáng có hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 15%, hàm lượng NPK ở mức lớn hơn 8%.

Cách ủ lá cây khô thành phân hữu cơ

Tự làm phân hữu cơ bằng cách ủ lá cây khô khá phổ biến đối với việc trồng trọt. Loại này vừa chứa nhiều chất vi sinh tốt, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cách ủ lá cây khô còn được yêu thích bởi những nguyên liệu dễ tìm cùng cách thực hiện đơn giản.

Cách ủ lá cây khô
Cách ủ lá cây khô

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị cách ủ lá cây khô làm phân hữu cơ gồm 2 loại:

Các nguyên liệu gồm có:

  • Lá cây khô
  • Cỏ khô
  • Giấy, bìa các tông
  • Rơm
  • Cành cây khô
  • Vỏ trứng
  • Túi lọc trà
  • Mạt cưa

Các nguyên liệu xanh gồm có:

  • Rau củ quả sống
  • Cỏ tươi mới xén
  • Vỏ trái cây
  • Bã cafe
  • Phân tươi
  • Cành cây
  • Cỏ dại
  • Cách ủ lá cây khô

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, hãy cùng chúng tôi thực hiện từng công đoạn trong cách ủ lá cây khô.

  • Chuẩn bị 1 cái thùng to vừa để đựng lượng phân hữu cơ như mong muốn. Bạn có thể chọn mua thùng nhựa hình nón hay hình vuông. Hoặc có thể tự chế thùng đựng cũng đều được.
  • Rải một lớp cành cây khô, cỏ khô hoặc rơm vào phần đấy thùng. Độ dày vào khoảng 10cm. Tiếp theo, bạn rải thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu kể trên vào, cũng để độ dày 10cm.
  • Các nguyên liệu màu nâu sau khi được rải vào thùng, bạn bổ sung thêm một lớp mỏng phân ủ nữa. Hoặc có thể sử dụng đất vườn.
  • Dùng bình tưới hoa phun nhẹ nước vào từng lớp hỗn hợp. Lưu ý phun nhẹ, đều các lớp để nước thẩm thấu tốt.
  • Bạn thêm các nguyên liệu vào thành từng tầng nguyên liệu xanh, đen xen kẽ cho đến khi đầy thùng.
  • Cứ khoảng 15-20 ngày bạn lại thùng phân một lần, số lần xoay thùng càng nhiều thì phân ủ lại càng nhanh phân hủy. Cách ủ lá cây khô như vậy là hoàn thành và có thể mang đi bón cho cây ngay được.
  • Thời gian ủ phân hữu cơ thường kéo dài ít nhất 1 tháng cho đến cả năm để đạt được chất lượng tốt nhất.

Vài lưu ý trong cách ủ lá cây khô

Lưu ý ủ phân hữu cơ
Lưu ý ủ phân hữu cơ

Lưu ý trong cách ủ lá cây khô làm phân hữu cơ:

  • Đối với thùng chứa phân, bạn có thể tự mua hoặc tự chế. Hình dáng thùng như thế nào cũng được nhưng phải phù hợp với nhu cầu cũng như lượng phân bón dự định làm.
  • Thùng đựng phân hữu cơ nên là thùng xoay được để việc xoay thùng được dễ dàng hơn trong quá trình ủ.
  • Nên đặt thùng ủ ở vị trí thoát nước tốt, có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào
  • Chọn nơi đặt thuận tiện cho việc di chuyển kiểm tra chất lượng
  • Nên hạn chế đặt thùng trên nền bê tông hoặc nền gạch. Vị trí phù hợp nhất là đặt trên nền đất trồng để các loại vi sinh vật có lợi có thể xâm nhập vào được.
  • Đặt thùng xuống độ sâu khoảng từ 10-20cm so với mặt đất trồng.

Những nguyên liệu tác động xấu đến ủ phân hữu cơ

Cỏ dại
Cỏ dại

Không phải nguyên liệu nào cũng tốt cho việc ủ phân hữu cơ, đặc biệt khi sử dụng cách ủ lá cây khô. Bạn nên lưu ý tránh những nguyên liệu như sau:

  • Thịt, xương động vật
  • Thịt, xương gia cầm
  • Lòng trứng
  • Chất béo
  • Phân người hoặc phân động vật
  • Cỏ dại có chứa chất độc
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Gỗ đã qua xử lý, ngâm tẩm các loại hóa chất
Ủ phân hữu cơ
Ủ phân hữu cơ

Nên lưu ý sử dụng các loại nguyên liệu sạch, tốt nhất là nên xử lý loại bỏ các chất hóa học còn tồn tại trong các nguyên liệu. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng phân hóa học. Nặng hơn nếu không chú ý cách ủ lá cây khô có thể khiến cây kém phát triển, dễ gặp sâu bệnh.

Lời kết

Tự làm phân hữu cơ qua cách ủ lá cây khô khá đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Từ những nguyên liệu dễ tìm nhưng mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Phân hữu cơ vì thế mà rất được ưa chuộng trong ngành nông nghiệp. Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những lời khuyên kịp thời nhé!

Nông nghiệp Đại Cường đồng hành cùng nhà nông, ứng dụng các sản phẩm hữu cơ vào nông nghiệp trồng trọt như: Dịch trùn quế, chế phẩm rong biển, thuốc trừ sâu, trừ nấm, chất bám dính,…dùng phun tưới cho cây. Uy tín hàng đầu tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về các loại chế phẩm sử dụng cho nông nghiệp nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 353/13 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 083.683.1033 – 0388.867.086
  • Fanpage: Nông nghiệp Đại Cường
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *